Những chị em chưa có kinh nghiệm có lẽ thắc mắc không biết khi nào nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh và thời điểm nào không nên cắt móng cho bé. Nếu bạn cũng đang băn khoăn với câu hỏi trên thì hãy theo dõi bài viết sau đây, mautu.net sẽ giải đáp và cung cấp các thông tin cần thiết để bạn tham khảo nhé.
Khi nào nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?
Mặc dù móng tay, móng chân của trẻ sơ sinh khá mỏng manh nhưng cũng đủ làm tổn thương đến làn da của nó nên mẹ nên cắt móng cho bé khoảng 1-2 lần/ tuần. Tuy nhiên 2 ngón tay cái, bạn nên giãn thời gian ra hơn so với các ngón còn lại, chẳng hạn chỉ nên cắt 1 lần/ tuần. Vậy trẻ sơ sinh khi nào mới được cắt móng tay?
Mẹ muốn cắt móng tay cho trẻ sơ sinh thì nên để bé được 6 tháng tuổi rồi mới nên thực hiện cắt nhé. Mỗi tuần có thể cắt móng tay cho bé khoảng 1-2 lần, còn móng chân thì khoảng thời gian có thể cách xa một tí vì móng chân lâu dài hơn móng tay. Khi cắt bạn cần quan sát kỹ xem độ dài của móng đã đủ để tiếp tục cắt chưa để không phạm vào da khiến bé đau nhé.
Hướng dẵn cách cắt móng tay cho trẻ sơ sinh an toàn
Khác với trẻ đã biết nghe lời, khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh bạn cần cẩn trọng để đem đến sự an toàn nhất cho bé. Mẹ nên cắt móng tay cho bé vào thời điểm bé đang ngủ hoặc sau khi bé tắm xong. Vì khi bé mới tắm xong móng tay khá mềm rất dễ cắt. Khi bé ngủ mẹ cũng sẽ dễ cắt hơn, hạn chế được tình trạng bé ngọ nguậy rất khó cắt móng, thậm chí dễ phạm đến da gây chảy máu.
Khi cắt móng cho trẻ sơ sinh cần có hai nguời lớn, một người ẵm bé và một người cắt móng tay hoặc móng chân. Tuyệt đối không nên một mình tự ôm bé tự cắt móng, bạn sẽ không thể kiểm soát được bé sẽ có những hành động vung tay, vung chân bất thường khiến việc cắt móng càng trở nên khó khăn.
Lưu ý khác là bạn hãy chọn nơi có ánh sáng tốt nhất để cắt móng tay, móng chân cho bé. Nên dùng dụng cụ cắt móng dành cho trẻ em chứ không nên dùng đồ của người lớn. Khi thực hiện cắt móng nên cắt dọc theo đường cong của ngón tay rồi dùng giũa mài các cạnh thô một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không dùng miệng để cắn móng tay cho bé vì dễ gây nhiễm trùng cho bé đấy.

Thời điểm cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Các thời điểm không nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Không cắt móng tay vào buổi tối sau 18h
Theo quan niệm dân gian, dù là người lớn hay trẻ em thì cũng không nên cắt móng tay vào buổi tối vì như thế không may mắn và tổn hại đến tuổi thọ. Đặc biệt là trẻ nhỏ nếu cắt móng tay sau 18h tối khiến bé dễ bị đau ốm bệnh tật sau này. Khoa học cũng đã chứng minh nếu cắt móng tay hoặc móng chân vào buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vì móng tay hay móng chân nằm gần các dây thần kinh ở đầu ngón tay giúp điều tiết mạch máu và điều hòa thân cơ thể. Vào thời gian buổi tối các dây thần kinh của trẻ sơ sinh đã trở nên mệt mỏi nên cần hạn chế đụng chạm vào khu vực này. Những dụng cụ dùng để cắt móng tay, móng chân lại sắc nhọn, nếu cắt ban đêm ánh sáng không đủ rất dễ cắt vào thịt khiến vùng đấy bị tổn thương.
Không cắt móng tay, móng chân khi trẻ sơ sinh đang khóc
Thông thường rất ít có bé nào chịu ngồi yên cho mẹ cắt móng tay, móng chân mà sẽ thường cọ quậy, khóc to. Nếu mẹ vẫn cứ tiếp tục cắt móng cho bé thì không an toàn tí nào rất dễ làm da của bé bị tổn thương do dụng cụ cắt móng sắc nhọn. Bởi vậy khi trẻ sơ sinh đang khóc mẹ nên dỗ cho bé nín rồi mới nên cắt móng cho bé và khi cắt cần có 2 người phối hợp cùng nhau nhé.
Không cắt móng tay cho trẻ sơ sinh vào ngày mùng 1
Theo quan niệm của ông bà xưa nếu vào ngày mùng 1 mà cắt móng tay thì không may mắn và sẽ mang lại điềm xui xẻo. Móng tay, móng chân hay tóc là những bộ phận của cơ thể con người, không nên cắt đi những gì thuộc cơ thể mình. Đặc biệt là con nít rất nhạy cảm, có thể khiến bé bị ốm đau liên miên nên tốt hơn hết chị em nên kiêng kị vào ngày này nhé.
Những lưu ý khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh mẹ nên lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn nhất cho bé:
Nên cắt móng tay thường xuyên: Mặc dù móng tay, móng chân của trẻ sơ sinh khá mềm mại nhưng vẫn có những sắc cạnh có thể làm tổn thương đến da của bé. Bởi vậy móng tay, móng chân của bé cần được cắt bỏ thường xuyên để bảo đảm da bé được bảo vệ tối đa.
Sử dụng công cụ cắt móng tay, móng chân: Tùy theo trẻ sơ sinh đang ở độ tuổi như thế nào mẹ nên chọn bộ cắt móng tay, móng chân có kích thước phù hợp. Tuyệt đối không nên dùng bộ bấm móng của người lớn để dùng cho bé nhé.
Nắm chắc bàn tay bé: Khi cắt móng tay cho bé bạn cần giữ độ chặt vừa phải sao cho chừa phần móng tay với đầu các ngón tay. Sau đó hãy cắt cẩn thận với đường cong của ngón tay bé.
Chuẩn bị đồ sơ cứu: Khi cắt móng tay cho bé xui rủi bị cắt vào phần da bé thì mẹ nên dùng một khăn giấy sạch hoặc gạc vô trùng giữ lấy vết cắt trong vài phút để máu ngừng chảy rồi bôi một ít mỡ kháng sinh, đồng thời dỗ dành cho bé đừng quậy cựa hay khóc.
Lưu ý là mẹ không nên băng bó vào vết thương nhỏ này vì có thể sẽ khiến bé càng khó chịu hơn. Nhiều khi bạn không để ý bé lại ngậm cả chỗ băng bó vào miệng rất mất vệ sinh. Ngoài ra, nhiều người vì quá hoảng hốt nên đã đưa ngón tay bị thương của bé vào miệng mình. Điều này là không nên vì như thế sẽ khiến bé dễ bị nhiễm trùng hơn đấy.
Với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã giải đáp khi nào nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh, đồng thời cung cấp thêm các thông tin liên quan khác để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc con yêu tốt hơn. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đã dành cho mautu.net và hẹn gặp lại trong những chủ đề tiếp theo nhé.
Xem thêm: