Quả sầu riêng được nhiều người xem như là “vua của các loại trái cây”, thịt quả có thể ăn được và có mùi thơm nồng đặc trưng. Có nhiều người thấy sầu riêng có mùi thơm dễ chịu còn có người lại không chịu nỗi mùi vị của sầu riêng. Mùi của sầu riêng bám rất lâu và dai dẳng. Đối với những bà mẹ sau sinh đã lỡ nghiện loại quả này luôn trăn trở Sau khi Sinh ăn sầu riêng được không? Hãy cùng mautu.net giải đáp thắc mắc này nhé!

Sau khi Sinh ăn sầu riêng được không?
Trái sầu riêng có nhiều múi, mỗi múi có thể có 1 – 3 hạt, phần thịt sầu riêng được bao quanh một lớp vỏ dày và nhiều gai. Hạt sầu riêng có kích cỡ giống với hạt mít, có thể ăn được nếu nướng, chiên hay luộc. Sầu riêng có chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin E, vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, Kali, Sắt, Axit amin trytophan… tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn sầu riêng và hợp với sầu riêng.
Các chất dinh dưỡng có trong sầu riêng?
Vitamin B6: Ăn sầu riêng có thể làm tăng dẫn truyền thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi và trầm cảm ở nhiều người.
Chất xơ: Chất xơ có trong sầu riêng giúp cải thiện nhu động ruột, giảm giảm tình trạng táo bón, buồn nôn.
Vitamin C: Sầu riêng chứa 80% lượng vitamin C, có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn nừa những mầm bệnh.
Vitamin B9: Ăn sầu riêng tốt cho máu, giúp cơ thể sản xuất hồng huyết cầu.
Kali và Canxi: Sầu riêng có chứa nhiều kali và canxi, những hợp chất này có khả năng ngăn cản sự bài tiết canxi theo đường nước tiểu, đồng thời giúp cho xương, răng chắc khỏe hơn.
Tác dụng phụ của việc ăn sầu riêng quá nhiều?
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Không những đối với sầu riêng mà tình trạng sau sinh ăn bưởi, sau sinh ăn dứa cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chúng ta. Được biết rằng Trong sầu riêng có chứa một lượng chất xơ dồi dào, nếu ăn quá nhiều sầu riêng có thể làm dạ dày khó chịu, đầy bụng. Tốt nhất nên ăn sầu riêng vào bữa xế để tránh những tình trạng này.
Dị ứng, ngộ độc: Không phải ai cũng hợp với sầu riêng. Nhiều trường hợp xảy ra những triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, mề đay gây ngứa và khó chịu. Trong sầu riêng có hợp chất lưu huỳnh làm ức chế hoạt động của gan, cản trở việc loại bỏ độc tố của gan.
Làm lượng đường trong máu tăng cao: Sầu riêng chứa nhiều glucozo. Ăn sầu riêng quá nhiều sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng, nhất là đối với người già và người bị bệnh tiểu đường tốt nhất là không nên ăn loại quả này.
Tăng cân: Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân hoặc ăn kiêng thì không nên ăn sầu riêng vì nó chứa lượng calories cao. Ăn sầu riêng thường xuyên và với số lượng nhiều sẽ làm tích tụ chất béo, làm cho trọng lượng cơ thể bạn tăng nhanh dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát.
Ảnh hưởng đến tim mạch: Hàm lượng Kali có trong sầu riêng quá cao, mặc dù dưỡng chất này giúp cho xương chắc khỏe, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sầu riêng sẽ làm cho lượng kali này ứ đọng, khiến tim loạn nhịp và có thể làm ngừng tim đột ngột.
Nổi mụn: Chất đường và chất béo có trong sầu riêng không chỉ làm cho bạn tăng cân mà sầu riêng còn sinh nhiệt gây nóng cho cơ thể, khiến bạn bị nổi mụn và mắc các bệnh về nhiệt miệng.
Những lưu ý khi ăn sầu riêng?
- Được biết, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không nên ăn quá 150g sầu riêng vì sẽ gây nóng cho cơ thể. Những người bị tiểu đường, huyết áp cao, phụ nữ có thai nên nhớ không nên sử dụng rượu có cồn cùng với sầu riêng vì nó sẽ gây nên nguy hiểm đến tính mạng.
- Không nên ăn sầu riêng quá nhiều và thường xuyên vì sẽ gây nóng cho cơ thể, gây tăng cân không kiểm soát. Nếu muốn ăn sầu riêng mà sợ tăng cân thì bạn có thể giảm lượng bớt tinh bột trong bữa cơm.
- Nên chọn những quả sầu riêng đúng mùa và mua tại vườn là tốt nhất để đảm bảo chất lượng. Không nên chọn những trái xiêu vẹo, những trái cuốn mềm hoặc không cuốn, những trái có đường răn nứt nhẹ tự nhiên.
Sau khi sinh ăn sầu riêng được không?
- Theo lời khuyên của các bác sĩ thì mặc dù loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên nó cũng mang những tác dụng phụ nguy hiểm, nên những bà bầu sau khi sinh tốt nhất không nên ăn sầu riêng để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Gây đầy bụng, khó tiêu ở mẹ. Sức nóng của sầu riêng thông qua sữa mẹ sẽ đi vào cơ thể của con, làm cơ thể của con nóng theo, dễ bị nổi mụn, khó ngủ, quấy khóc.
- Sầu riêng khiến mẹ sau sinh tăng cân nhanh và làm cho các vết thương sau sinh khó lành hơn. Lượng đường quá cao không hề tốt đối với những bà mẹ bị tiểu đường.
- Sầu riêng gây ra tình trạng khó ngủ, xuất huyết, chính vì vậy nó không tốt cho phụ nữ mang thai và cả người mẹ sau sinh.
- Lượng đường trong sầu riêng làm tăng lượng bài tiết chất nhờn ở tuyến bã, làm lỗ chân lông bít tắc, gây mụn nhọt, mụn viêm, ảnh hưởng đến làn da của bà mẹ sau sinh.
Có thể bạn quan tâm:
Bà bầu sau khi sinh không nên ăn sầu riêng. Sầu riêng không làm sữa mẹ có mùi, tuy nhiên, nó lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Mùi sầu riêng có thể bám vào người của mẹ làm cho em bé cảm thấy không thoải mái, gây khó chịu, dẫn đến tình trạng mất ngủ cho bé. Hi vọng các bà mẹ sẽ tìm được đáp án cho mình sau khi tham khảo bài viết Sau khi Sinh ăn sầu riêng được không?