Trái cây thì có rất nhiều loại và hầu hết đều cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với mẹ sau khi sinh cơ thể thay đổi nhiều thì phải chọn được những loại trái cây phù hợp sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh. Vậy Sau khi Sinh có ăn rau bắp cải được không, sau khi Sinh có ăn măng cụt không, hay Sau khi sinh có ăn được dứa không? thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Sau khi Sinh có ăn được dứa không?
Công dụng của quả dứa
Dứa là một loại trái cây khá phổ biến ở Việt Nam chúng ta, nó có vị ngọt pha chua rất dễ chịu và thơm ngon. Nó được chế biến và làm nước giải khát, làm nguyên liệu nấu nhiều món ăn như canh chua, kho cá, nấu lẩu,.. làm hương liệu để làm các loại bánh kẹo, rau câu vì mùi thơm ngọt dễ chịu của nó. Ngoài ra, quả dứa còn rất nhiều công dụng mà chúng ta cần biết như:
- Dứa có tính kháng khẩn, kháng virut gây ra cảm cúm. Đồng thời thanh lọc Cholesterol giúp bài tiết các độc tố ra khỏi đại tràng.
- Trong dứa có chứa các enzym giúp làm lành các vết thương ở da và các vết bỏng nhanh chóng, làm liền các vết sẹo. Ngoài ra, Bromelin trong dứa còn có tác dụng làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.
- Dứa là một loại quả dùng để giải khát vào mùa hè, giúp giải tỏa cơn nắng nóng, bực bội, khô khan, cảm giác không ngon miệng khi ăn hay trằn trọc khi ngủ.
- Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ thì ăn dứa vào sẽ rất có lợi vì men trong dứa sẽ giúp phân giải protein làm thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.
Sau khi sinh có nên ăn dứa không?
Lợi ích của dứa đối với mẹ sau sinh
- Trong dứa có chứa lượng Canxi lớn giúp ổn định sức khỏe cho mẹ và phát triển hệ xương, răng ở trẻ em thông qua việc bú sữa mẹ.
- Vitamin C có chứa trong dứa giúp chống oxy hóa cho cả mẹ và bé.
- Lượng Sắt, Kali, Phốt Pho chứa nhiều trong dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh trước những mần bệnh từ bên ngoài.
- Mẹ sẽ có cảm giác no lâu hơn vì trong dứa có chứa chất xơ, điều này giúp mẹ giải tỏa được phần nào nỗi lo về cân nặng sau khi sinh.
Tác hại của dứa đối với mẹ sau sinh
Dứa là một loại trái cây tốt cho sức khỏe, đem lại những công dụng nhất định cho cơ thể người. Hầu hết mọi người đều có thể ăn được dứa mỗi ngày và mỗi lần không vượt quá 1/2 quả. Tuy nhiên, với các mẹ sau sinh thì hạn chế ăn dứa bởi vì một số lí do sau đây:
- Lượng Pepin chứa trong dứa sẽ hạ thấp lượng Estrogen làm tắc sữa gây thiếu hụt sữa mẹ cho trẻ sơ sinh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ khi trẻ đang trong giai đoạn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.
- Có một loại nấm tên candida trepicalis trú ngụ ở mắt dứa, nhất là trong những quả dập nát gây ra ngộ độc dứa khi ăn. Triệu chứng của loại ngộ độc này là nổi mẫn đỏ, buồn nôn, ngứa ngáy…Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
- Trong dứa chứa nhiều chất Axit, vì vậy, nếu ăn dứa khi bụng đói sẽ làm ảnh hưởng dạ dày,tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày, đường ruột gây nôn nao, khó chịu.
- Trong dứa có chứa một chất tên là serotonin làm tăng huyết áp, co thắt huyết quản mạnh nên những mẹ nào thường xuyên bị cao huyết áp thì không nên ăn tránh việc huyết áp tăng đột ngột.
⇒ Vì vậy, phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn khoảng 30g dứa một ngày và một tuần chỉ ăn 2-3 lần là vừa đủ chứ không phải hoàn toàn không thể ăn loại trái cây này. Chúng ta có thể ăn trong một giới hạn nhất định ở mức ít và phải theo dõi biểu hiện của cơ thể khi ăn loại quả này.
Gợi ý cách chọn dứa ngon và an toàn
- Chọn những quả dứa có mùi thơm ngon và ngọt, nếu ít mùi thì chứng tỏ dứa chưa được chín. Đồng thời để kiểm tra độ chín, các mẹ cũng có thể dùng tay để ấn thử độ mềm. Dứa chín ngon sẽ có độ cứng và mềm vừa phải.
- Phần ngọn dứa phải luôn được tươi xanh. Những trái dứa quá chín thường có phần ngọn khô và ngả sang màu nâu và lá dễ rụng khi chạm tay vào.
- Dứa ngắn và có dáng bầu tròn sẽ ngon hơn, chứa nhiều thịt hơn so với dứa hình trụ thon dài.
- Nên chọn quả có mắt dứa lớn và càng thưa càng tốt để sau khi gọt bỏ hết mắt dứa sẽ có được phần cùi dày. Dứa phải còn lành lặn, không dập nát, không bị sâu, đốm đen.
Như vậy ta thấy, bên cạnh những lợi ích thì dứa còn có những tác hại đối với cơ thể mẹ sau sinh nếu ăn dứa không đúng cách. Vì vậy, mẹ phải biết hạn chế ăn dứa và phải ăn đúng liều lượng, phải chọn dứa tươi ngon để tránh mầm bệnh và ăn với liều lượng cho phép để không gây nguy hiểm cho cơ thể mẹ và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy là chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “Sau khi sinh có ăn được dứa không?” rồi nhé! Chúc mẹ và các bé có một sức khỏe thật tốt nhé!
Thông tin bổ sung cho các mẹ sau sinh nhé:
- Sau khi Sinh bao lâu thì uống nước yến được?
- Sau khi Sinh bao lâu thì uống nước cam được?
- Sau khi Sinh có được ăn vải không?