Phụ nữ sau sinh bị đau bụng dưới bên trái là tình trạng chung của nhiều chị em sau quá trình vượt cạn. Bạn cũng đang trong tình trạng đấy và khá lo lắng không biết nên làm thế nào? Ở bài viết này mautu.net sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn biết phụ nữ sau sinh bị đau bụng dưới bên trái nguyên nhân và cách điều trị của nó như thế nào. Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau bụng dưới bên trái
Một số chị em sau sinh thường mắc phải tình trạng đau bụng dưới bên trái khiến cơ thể rất khó chịu, thậm chí đau đến mức không chịu được. Sở dĩ tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:
Đau bụng dưới sau sinh do thiếu huyết, suy khí nhược
Trong quá trình sinh sản nhiều chị em bị mất máu quá nhiều hoặc trước khi sinh cơ thể vốn huyết hư cộng thêm khi sinh mất nhiều máu nên bào mạch trống rỗng, huyết thiếu khí nhược. Từ đó vận hành uể oải, vô lực, máu chảy không thông thoát từ từ và dẫn đến đau bụng do hư trệ. Chị em sẽ cảm thấy đau bụng dưới, bụng mềm thích ấn, sản dịch màu nhạt, lượng ít, đầu choáng váng, hoa mắt, tim đập hồi hộp thất thường. Thắt lưn và mông sụt, trướng tức, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch tế nhược…
Đau bụng dưới sau sinh do sự xuất hiện của huyết ứ
Mẹ sau sinh có máu đọng, huyết ứ sẽ lưu trệ, bào cung co bóp bị trở ngại và ứ trở bào cung mà dẫn đến việc đau bụng. Khi bị như vậy thì bạn không được cho ấn vào, ác lộ không thông thoát và lưu thông, máu thâm có cục và đặc, ngực sườn trướng bị đau, lưới tím thâm cũng như mạch huyền sáp hoặc tế sáp ở người bệnh.
Đau bụng dưới sau sinh do hàn ngưng đọng
Nhiều chị ems au sinh huyết thất mở to ra, bào mạch trống rỗng, hàn tà nhân cơ thể bị suy nhược sẽ xâm nhập vào cơ thể. Huyết đã bị hàn ngưng và trở trệ bào mạch dẫn đến đau bụng dưới bên trái. Bụng dưới của chị em bị đau lạnh, không cho ấn vào và thỉnh thoáng có cảm giác như bị co rút, được ủ trong cơ thể.
Đau bụng dưới sau sinh do mổ đẻ
Một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới sau sinh của chị em là do sinh mổ. Do quá trình gây tê tủy sống nhưng do vị trí gây tê thường là ở phần dưới thắt lưng nên dẫn đến đau lưng kèm theo đau bụng dưới và có thể nó sẽ tác động lớn đến phần này. Những thời gian đầu có thể bạn sẽ không thấy đau nhưng về sau lại cảm thấy những cơn đau âm ỉ lâu kèm theo tác dụng phụ của thuốc khiến cơn đau bụng khó chịu hơn nữa.
Đau bụng dưới sau sinh do giãn dây chằng sinh lý
Khi bạn mang thai các dây chằng, khớp xương, xương chậu phải giãn tối đa mới chống đỡ nỗi cho cơ thể. Tuy nhiên sau khi sinh những thay đổi này vẫn chưa thể trở lại bình thường ngay được. Lúc này các dây chằng xương chậu chưa kịp đàn hồi dẫn đến mẹ sau sinh bị đau bụng dưới. Cơn đau này có thể nằm ở phần hông, dưới hông hoặc xuống cả một bên chân của cơ thể.

Nguyên nhân và cách điều trị đau bụng dưới sau sinh
Phụ nữ sau sinh đau bụng dưới do thiết canxi
Nguyên nhân khác có thể là do khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của chị em không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho sự chuyển hóa canxi vào xương. Đồng thời có những thay đổi trong hormone của người mẹ chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiết hụt canxi của phụ nữ. Nếu mẹ không cung cấp đủ canxi, sau sinh co thể bị đau bụng khiến bạn đau đớn và khó chịu hơn rất nhiều.
Đau bụng dưới sau sinh do sai tư thế cho con bú
Nguyên nhân khác khiến bạn bị đau bụng dưới sau sinh đó là cho con bú sai tư thế. Nhiều chị em cho con bú thường có thói quen nhìn con, bạn mong muốn tư thế sao cho con bú thoải mái nhất mà có thể vô tình làm căng cơ cổ và cơ lưng dẫn đến co bóp bụng và sẽ bị đau. Lâu dần sẽ khiến bụng càng trở nên đau nhiều hơn và khiến bạn không chịu nỗi nữa.
Đau bụng sau sinh do hệ tiêu hóa có vấn đề
Một nguyên nhân khác khiến mẹ sau sinh bị đau bụng dưới bên trái là do sưng đau ruột già. Cơn đau có thể mức độ của nó khá nghiêm trọng và cảm giác của chị em gần như đau đẻ. Ngoài ra, người bệnh có khả năng kèm theo nóng sốt, đầy bụng hoặc tiêu chảy và phân ra máu.
Đau bụng dưới bên trái sau sinh liên quan đến hệ bài tiết
Có thể do sỏi thận hình thành hoặc sỏi ở đường tiết niệu cũng là nguyên nhân khiến bụng dưới của bạn bị đau. Do các chất hóa học có trong nước tiểu kết tinh lại thành những viên sỏi và tụ tập ở thận gây đau tùy theo mức độ nặng nhẹ. Mẹ sau sinh có thể kèm theo các triệu chứng khác như bồn nôn, nôn mửa, tiểu buốt, ra máu…
Hoặc nguyên nhân khác khiến chị em bị đau bụng dưới sau sinh là do bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Những cơn đau có thể diễn ra ở vùng bụng, lưng hoặc ở vị trí trung tâm. Chị em cũng sẽ đi tiểu tiện nhiều lần và đau buốt khi tiểu.
Cách điều trị chứng đau bụng dưới bên trái của phụ nữ sau sinh
– Nếu như mẹ sau sinh bị đau bụng dưới dữ dội kèm theo đó là sốt cao lên đến trên 390 độ và nước ối thâm lại, có mùi hôi thì bạn cần vào ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
– Chị em cần ăn uống thanh đạm, hạn chế ăn đồ sống, đồ lạnh, khoai sọ, đậu vàng, đậu tằm, đậu đũa rang và cần ăn nhiều đồ ăn mặn như thịt kho. Cần hạn chế uống sữa bò hay đường trắng vì như thế dễ gây chướng khí.
– Mẹ sau sinh cần giữ cho đại tiện dễ dàng, phân nát là tốt nhất. Bạn không nên nằm bất động mà sau khi 2-3 ngày nghỉ ngơi sức khỏe tốt lên nhiều bạn nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng trong nhà. Cứ như thế dần dần hãy tăng lượng hoạt động của cơ thể lên dần.
– Dùng khăn ám chườm nóng hoặc túi đựng muối nóng vào những vị trí bị đau. Nếu như mẹ sau sinh bị chảy máu hoặc vết thương sưng phù cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chữa trị càng sớm càng tốt.
Với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã trình bày đầy đủ về vấn đề phụ nữ sau sinh bị đau bụng dưới bên trái nguyên nhân và cách điều trị để bạn tham khảo. Tuy nhiên để biết nguyên nhân chính xác nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám và có cách điều trị hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của mautu.net và hẹn gặp lại trong các chủ đề tiếp theo.
Xem thêm: