Rướn người, vặn mình và hay quấy khóc vào ban đêm là tình trạng mà gặp phải ở rất nhiều trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Với những mẹ lần đầu chăm con có lẻ sẽ khá lo lắng khi trẻ nhà mình gặp phải tình trạng này. Chính vì vậy mà nhiều mom thường thắc mắc Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn và vặn mình, quấy khóc vào ban đêm. Để giúp các chị em hiểu rõ hơn, sau đây mautu.net xin chia sẻ đến bạn một số nội dung dưới đây, bạn cùng xem nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay rướn, vặn mình
Đối với trẻ sơ trong những tuần đầu thường bắt gặp các hiện tượng như trẻ hay bị nhợn và nôn trớ, trẻ rướn, vặn mình, uốn éo các kiểu khi thức hoặc lúc ngủ. Và theo bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, đây là một hiện tượng khá bình thường và hoàn toàn tự nhiên ở mỗi trẻ sinh trong những tuần đầu.
Bởi khi ra khỏi bụng mẹ, trẻ chưa hoàn toàn thích nghi được với môi trường bên ngoài, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não và thể vân chưa phát triển, do đó trẻ sẽ có những biểu hiện như rướn người, uốn éo, co tay co chân rồi triển tra thường xuyên. Và đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích. Ngoài ra, trẻ sơ sinh vặn, triển mình còn có nhiều nguyên nhân khác, cụ thể như:
Biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Tác động từ môi trường: trẻ không thích nghi được với thời tiết, nơi ngủ không được thoải mái, có nhiều ánh sáng hoặc quá tối, âm thanh ồn ào, hoặc kê gối quá cao, tã bé bị ướt, mẹ quấn khăn quá chặt, cứng khiến trẻ khó chịu.
Do trẻ đói bụng: đây cũng là nguyên nhiên gặp nhiều ở trẻ, bởi trẻ sinh bú liên tục và thường xuyên, cứ cách 1 tiếng đồng hồ là trẻ lại khát sữa. Nhiều bé hệ tiêu hóa tốt nên sẽ đòi bú liên tục, chính vì vậy mà trẻ khó chịu khi đói và bắt đầu cựa quậy, vặn mình uốn người và quấy khóc.
Phản ứng khi rặn tiểu hay đại tiện : Khi đi tiểu hay đại tiện, bé cũng có thể gồng mình, vặn mình, đỏ mặt, như bé đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra, do ở trẻ sơ sinh, phản xạ rặn để điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.
Nếu bé nhà bạn ít ngủ và quấy khóc về đêm thì cũng không hẳn là một biểu hiện quá lo lắng nhé. Bởi trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít về đêm và rất thích ngủ ngày, trẻ chưa phân biệt được ngày và đêm do đó mình đừng quá lo lắng khi trẻ thức về đêm. Còn đối với biểu hiện vặn mình từ những nguyên nhân trên thì trẻ hoàn toàn bình thường vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Đây chỉ là biểu hiện sinh lý tự nhiên ở mỗi trẻ và nó sẽ tự hết, đôi khi kéo dài lâu nên mẹ cần chú ý để biết rõ nguyên nhân.
Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Thường các biểu hiện kéo dài có thể đi kèm các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng giấc ngủ, vấn đề ăn uống hay gây ra biểu hiện các thương tổn trên da, tóc,…ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng về thể chất của bé.
Trẻ thiếu canxi: đây cũng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, và tình trạng này còn kéo dài cho đến khi trẻ 2,3 tuổi. Khi trẻ thiếu canxi thường có biểu hiện vặn mình, lăn lốc khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi trộm, tóc ít và yếu, thường xuyên bị nôn ói, khó hấp thu thức ăn và đặc biệt trẻ khó tăng cân.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như: da bé bị thương tổn như bị ngứa, nóng rát làm bé khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai bé, gây phản ứng vặn mình, gồng mình.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh hay rướn, vặn mình?
Trước tiên, các mẹ cần theo dõi trẻ có thường xuyên rướn, triển mình hay không và thường nhiều nhất vào ban đêm, khi ngủ hay lúc bé còn thức chơi. Và chú ý những dấu hiệu xung quanh như gối đủ êm, độ cao vừa phải, nhiệt độ trong phòng, da có nổi mẩn đỏ hay không? Để có thể xác định nguyên nhân thì mới tìm ra cách chữa vặn mình cho trẻ dễ dàng hơn. Khi xác định ra nguyên nhân và không có dấu hiệu bệnh lý thì mẹ nên làm những điều dưới đây để trẻ được ngon giấc, chơi ngoan hơn:
Thay quần áo rộng, tã êm ái: Đôi khi quần áo quá chật hoặc chất liệu vải áo khiến trẻ khó chịu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bé. Do đó, mẹ nên thay cho bé bộ quần áo thoải mái, rộng rãi và đủ độ ấm hơn. Và nên nhớ, đối với trẻ sơ sinh, khi giặt quần áo, các mẹ tuyệt đối không nên vắt nước, để tự nhiên hoặc giũ nhẹ rồi treo lên nhé.
Chú ý nhiệt độ: Đối với một số người tháng đầu tiên thường kiêng cữ gió, nằm than và phòng lúc nào cũng được giữ ấm. Tuy nhiên, cần phải chú ý xem nhiệt độ quá nóng hay không, nếu quá nóng sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Trẻ sơ sinh luôn giữ ấm vì trẻ chưa thích nghi được môi trường bên ngoài nhưng cần giữ ấm vừa phải, đừng để quá nóng hoặc quá lạnh.

Quan tâm đến cảm xúc của con: Các bé sơ sinh hay những bé 1, 2 tháng tuổi vặn vẹo đều rất bình thường và triệu chứng này sẽ tự mất khi bé được 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vặn mình cũng là cách để bé ‘thể hiện cảm xúc’ rằng bé đang đau, khó chịu, không thoải mái, bé đói, mệt hay bị ướt tã… Chính vì thế, các mẹ cần lưu ý đến những cảm xúc của con để có biện pháp khắc phục ngay.
Cho trẻ bú đều đặn: Đối với trẻ sơ sinh thì thường 1-2 tiếng đồng hồ bú ti mẹ một lần, vì vậy mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên đúng giờ nếu không trẻ sẽ bị đói và vặn người, quấy khóc. Nếu bú ti mẹ xong trẻ nằm chơi ngoan ngoãn thì mẹ hiểu tại sao trẻ vặn người rồi đúng không nhỉ, còn nếu bú xong trẻ vẫn vặn người và quấy khóc thì cần phải xem xét thêm hoặc đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Trẻ sơ sinh vặn mình đến khi nào thì hết?
- Trong các trường hợp bình thường không có dấu hiện khác kèm theo thì chỉ khoảng tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 là trẻ sẽ thôi không vặn mình nữa.
- Trong trường hợp do không đảm bảo về giấc ngủ kéo dài nếu các bà mẹ không thay đổi để bé có nơi ngủ dễ chịu và tốt hơn.
- Nếu tình trạng thiếu chất, sức khỏe yếu thì tình trạng vặn mình sẽ kéo dài cho đến khi tinh thần, sức khỏe của bé được cải thiện.
Mẹo chữa rướn, vặn mình, ở trẻ sơ sinh
Sử dụng lá trầu không
Đây là một mẹo trong dân gian được nhiều ông bố bà mẹ sử dụng và mang lại hiệu quả rất tốt mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ chỉ cần hơ ấm lá trầu không qua than lửa sau đso áp lên vùng tráng, đầu, bụng của trẻ, lá trầu hơ ấm sẽ giữ ấm cho làn da của trẻ sơ sinh khiến bé được dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, mẹ nên hơ ấm lá trầu thôi nhé, chú ý đến nhiệt độ của lá trầu trước khi áp lên người bé kẽo bị phỏng nhé.
Bạn nên áp dụng phương pháp chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh vào lúc bé ngủ vào buổi sáng sớm. Lá trầu không sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi mẹ giữ nguyên lá đắp lên các vùng như trán, mông, đùi, tay chân cho bé vừa đem đến cho bé giấc ngủ ngon và cảm giác ấm áp lại vừa không bị vặn mình, quấy khóc trong lúc ngủ.
Bổ sung canxi cho trẻ
Đối với những trẻ trên 1 tuổi nhưng vẫn còn gặp phải tình trạng vặn mình, rướn người khi ngủ có thể là do thiếu canxi và một số dưỡng chất thiết yếu. Chính vì vậy, mẹ muốn bé khỏe, ngủ ngon giấc hơn và không vặn mình vào ban đêm nữa thì hãy bổ sung canxi cho trẻ, bằng cách:
Cho trẻ bú nhiều: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, mẹ cần cho trẻ bú đầy đặn để có thể hấp thu dưỡng chất vào cơ thể, đặc biệt là canxi. Nhưng để sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng thì mẹ cần ăn uống đầy đủ, khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, cá, tôm,, thịt… và nhiều rau xanh.
Tắm nắng thường xuyên: đây không chỉ là mẹo giúp chữa trị triển, vặn mình ở trẻ sơ sinh mà việc tắm nắng còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ nên tắm nắng trẻ vào sáng ban mai, thời gian cỡ 7-8h, thời điểm này ánh nắng dịu nhẹ và giàu vitamin D cho bé. Ánh nắng sớm được xem là “thần dược” đối với phát triển cứng cáp của trẻ sơ sinh và giúp bé nhanh lớn và hạn chế chứng vặn mình khiến trẻ khó chịu.
Hi vọng với nội dung từ bài viết đã giúp các bà mẹ giải đáp được thắc mắc Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn và vặn mình, quấy khóc vào ban đêm để tháo gỡ nổi lo lắng trong lòng mình. Tuy nhiên, các mom cũng cần theo dõi thường xuyên để xem trẻ có kèm theo những dấu hiệu gì bất thường, hay khó chịu để nhanh chóng đưa đi khám bác sĩ nhé.
Xem thêm: